Thực trạng phủ sóng di động tại các tòa nhà cao tầng hay hệ thống IBS, giải pháp phủ sóng di dộng lắp đặt hệ thống inbuilding. Do sự phức tạp của môi trường truyền sóng trong và suy hao trong tòa nhà cao tầng, nên tín hiệu sóng di động tại đó rất yếu, hiện tượng chuyển giao liên tục xảy ra dẫn tới các thuê bao di động phải chịu chất lượng thoại rất tồi, hiện tượng cuộc gọi bị gián đoạn, rớt, khó nghe… thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại khu vực thang máy thì hầu như không có sóng.
Về dung lượng: Do dung lượng các thuê bao trong nhà vượt quá dung lượng do các trạm BTS Marco (Trạm phủ sóng tín hiệu ngoài trời) có thể cung cấp, gây tắc nghẽn cuộc gọi.
Về chất lượng tín hiệu: thường không tốt do ảnh hưởng của giao thoa cũng như hiện tượng chuyển giao giữa các cell liền kề xung quanh tòa nhà.
Về vùng phủ sóng: Thông thường tại hầu hết các khu vực trong nhà thì mức tín hiệu sóng di động trong các tòa nhà thường rất kém, nhiều khu vực tín hiệu rất yếu, thậm chí không có.
[caption id="attachment_14982" align="aligncenter" width="714"] Hệ thống ibs, thiết bị viễn thông ibs[/caption]
Nguyên nhân làm cho chất lượng cuộc gọi di động kém chất lượng
Tại các khu vực quá sâu như trong thanh máy không thể thu được sóng tại trạm BTS ngoài trời.
Tại các tầng cao mặc dù khả năng thu tín hiệu từ các trạm ngoài trời tốt hơn, thể hiện ở mức thu tín hiệu Rx Lev cao, nhưng chất lượng thoại rất tồi, hiện tượng khó thiết lập cuộc gọi, thậm chí rớt cuộc gọi thường xuyên xảy ra, nhất là các khu vực giáp ranh (khu gần cửa sổ). Bởi vì mặc dù các tầng cao không bị che chắn nhiều như các tầng thấp và có thể tạo ra tầm nhìn thẳng đến các BTS ngoài trời nên máy di động có thể thu được rất nhiều tín hiệu với cường độ mạnh nhưng ngoài việc thu tín hiệu từ các trạm BTS của nhà cung cấp dịch vụ mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel… nó còn thu được rất nhiều tín hiệu đồng kênh hoặc cận kênh mạng khác từ các cell lân cận, các tín hiệu nhiễu khác xung quanh làm cho tỷ số C/I ( tỷ số sóng mang trên nhiễu ) kém. Mặt khác tại các tòa nhà cao không có các cell trội. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên hiệu ứng Pingpong làm cho chất lượng cuộc gọi rất kém như đã nêu trên.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống IBS, lắp đặt hệ thống inbuilding
Nguồn tín hiệu được cung cấp bởi thiết bị micro BTS đặt trong tòa nhà, kết nối với mạng di động bằng cáp quang hoặc sóng viba
Tín hiệu được dẫn qua hệ thống cáp feeder và các bộ chia (coupler, splitter) tới các ăng-ten thu phát tín hiệu đặt ở mỗi tầng
Thiết bị đầu cuối (điện thoại di động) của người sử dụng trong toà nhà giao tiếp với các ăng-ten ở vị trí gần nhất
Tính cần thiết của hệ thống IBS
Khắc phục vấn đề vùng phủ sóng
Vật liệu, kết cấu của các toà nhà cao tầng gây cản trở sóng di động từ các trạm BTS ngoài trời, dẫn đến tình trạng sóng yếu hoặc mất sóng bên trong toà nhà
IBS giúp giải quyết vấn đề sóng yếu hoặc mất sóng trong các toà nhà cao tầng
Khắc phục vấn đề lưu lượng cuộc gọi
Các trạm BTS chỉ phục vụ một lưu lượng hạn chế cho toàn bộ khu vực xung quanh
Trong những toà nhà có lưu lượng cao thường xuyên bị nghẽn mạch, không thực hiện được cuộc gọi mặc dù vẫn có sóng
IBS cung cấp thêm lưu lượng, đủ đáp ứng yêu cầu của cư dân trong toà nhà
Hệ thống IBS là gì?
Hệ thống IBS (Inbuilding Coverage System) là giải pháp xây dựng hệ thống Anten phân tán bị động qua việc dẫn tín hiệu di động ở trạm BTS gốc, và nó sẽ thiết lập một vùng phủ sóng tối ưu bao phủ toàn bộ tòa nhà. Lúc này toàn bộ tòa nhà đã được tăng cường sóng và nhờ đó thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt.
Cấu trúc của hệ thống IBS
Hệ thống IBS gồm hai phần chính
A: Phần chủ động:
Phần này có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu cho hệ thống hoạt động cũng như khuếch đại tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu, bao gồm:
Hệ thống nguồn tín hiệu: thành phần tạo ra tín hiệu chính là trạm BTS, bao gồm trạm BTS GSM, CDMA. Trạm này do nhà cung cấp dịch vụ mạng di động cung cấp.
Hệ thống phối hợp và khuếch đại: bao gồm các bộ Booster, combiner, adapter v.v…
B: Phần thụ động:
Phần này thực chất là môi trường truyền dẫn cho các tín điện tử hoặc quang bao gồm các sợi cáp đồng trục feeder, các bộ Power Splitter, Coupler và các Anten Indoor. Phần thụ động thực chất là hệ thống Anten phân tán DAS (Distributed Anten System). Một hệ thống Anten phân tán DAS được chia nhỏ thành các phần chi tiết như sau:
- Hệ thống cáp trục chính: Đây là hệ thống cáp chạy dọc theo trục chính của tòa nhà (đi trong hộp kỹ thuật) và tại mỗi tầng sử dụng các bộ Coupler để tách tín hiệu cung cấp cho các Anten Indoor. Thông thường hệ thống cáp trục chính này là hệ thống cáp feeder 7/8”.
- Hệ thống cáp ngang: Hệ thống này sử dụng nguồn tín hiệu được lấy từ hệ thống cáp trục đứng đưa đến cho các Anten Indoor. Thành phần chủ yếu của hệ thống này là các tuyến cáp 1/2“ được giải ngang tại các tầng. Từ các điểm đấu nối của các bộ Coupler nêu trên, thông qua các bộ Splitter, trong một số trường hợp sử dụng cả Coupler, tín hiệu sẽ được đưa đến các Anten Indoor.
- Hệ thống Anten Indoor: Hệ thống này bao gồm các Anten trong nhà có kích thước nhỏ gọn và một số Anten lắp đặt tại các thang máy… Các Anten này lấy tín hiệu từ các đường cáp phân tán ngang qua các điểm nối, nhiệm vụ của hệ thống này là thu phát sóng làm việc trực tiếp với các đầu cuối sử dụng dịch vụ, đảm bảo việc phủ sóng trong các tòa nhà.
Coi thêm ở :
Hệ thống IBS, giải pháp phủ sóng di dộng lắp đặt hệ thống inbuilding
0 nhận xét:
Đăng nhận xét