Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Talentnet nhận cúp Bạc tại giải thưởng marketing Loyalty & Engagement Awards khu vực Châu Á

Vượt qua 4 đề cử khác đến từ các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Talentnet được vinh danh với cúp bạc cho Hạng mục Best use of Relationship Marketing – B2B (tạm dịch: Chiến lược Marketing quan hệ khách hàng xuất sắc – ngành hàng B2B).

Đêm công bố và trao giải của Giải thưởng Loyalty and Engagement Awards (LEA) do tạp chí Marketing Singapore tổ chức tại khách sạn Intercontinental Singapore dành cho các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã xướng tên Talentnet Corporation với Cúp Bạc cho Hạng mục Best use of Relationship Marketing – B2B (tạm dịch: Chiến lược Marketing quan hệ khách hàng xuất sắc – ngành hàng B2B). Talentnet cũng trở thành công ty Việt Nam đầu tiên ghi tên mình vào danh sách chiến thắng tại LEA từ khi giải thưởng này ra đời vào năm 2013.

Hạng mục này nhằm tôn vinh những chiến lược marketing xuất sắc nhất trong việc củng cố và phát triển quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Trải qua 4 tháng tham gia cuộc thi, Talentnet đã từng bước chứng tỏ sự sáng tạo, đột phá nhưng không kém phần sâu sắc và tinh tế trong chiến lược Marketing, cũng như các hoạt động truyền thông cho Doanh nghiệp khi tiếp cận các đối tác khách hàng.

Đại diện Talentnet tại buổi trao giải Loyalty and Engagement Awards (LEA).

Là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đạt giải giữa rất nhiều những tên tuổi lớn khác đến từ các quốc gia trong khu vực, Talentnet tự tin là doanh nghiệp tự chủ trong các hoạt động và chính sách Marketing. Bà Nguyễn Thị An Hà, Trưởng phòng Marketing của Talentnet chia sẻ: “Giải thưởng này vừa là niềm tự hào vừa là minh chứng thuyết phục nhất cho những nỗ lực của Talentnet trong việc tạo ra những hoạt động tiếp thị hiệu quả và có tính thực tế cao. Và điều quan trọng hơn, giải thưởng đang ngày càng thể hiện sự tự tin của các doanh nghiệp Việt Nam trên đấu trường khu vực và quốc tế”.

Được biết, Giải thưởng Loyalty and Engagement Awards do tạp chí Marketing tổ chức, nhằm tôn vinh những chiến lược marketing xuất sắc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng được xem là giải thưởng đầu tiên vinh danh các hoạt động marketing có mục tiêu củng cố và nâng cao hiệu quả tương tác, quan hệ với khách hàng.

Thông tin thêm về giải thưởng tại đây.

Thông cáo báo chí
* Nguồn: Talentnet Corporation


http://ift.tt/2vb85pu

Xem bài nguyên mẫu tại :
Talentnet nhận cúp Bạc tại giải thưởng marketing Loyalty & Engagement Awards khu vực Châu Á

Xem người Nhật làm Pizza Ý triệu đô tại Việt Nam!

Yosuke Masuko đã biến niềm đam mê món bánh pizza sau vườn nhà của mình thành mô hình kinh doanh Pizza 4P’s trị giá triệu đô tại Việt Nam.

Nhận gọi món từ người phục vụ, nhân viên pizza cẩn thận cắt một khối bột vừa đủ, nhào nặn, hất tung lên trong ánh mắt thích thú của hơn chục thực khách ngồi quanh bếp trung tâm, rồi nặn thành đế bánh có viền nửa phân, đường kính khoảng 26cm. Nhanh chóng phủ các lớp phô mai béo ngậy rồi đưa vào lò nướng ngay sau lưng. Các lớp bột phồng lên theo từng vòng xoay và ánh mắt chăm chú của thực khách, chín đều sau 90 giây, thơm nức mùi bột và đôi chỗ viền cháy sém vì nướng thủ công bằng lò củi. Phủ thêm một lớp cá hồi tươi, món pizza sashimi cá hồi được hoàn thành trong đúng 3 phút. Đây là thời gian quy định từ lúc nhận gọi món đến khi bánh được phục vụ tại cửa hàng Pizza 4P’s.

Nhìn qua ô cửa kính bao quanh nhà hàng thay cho những bức tường ngột ngạt, thực khách có thể quan sát chợ Bến Thành và đường phố TP.HCM tấp nập giờ cao điểm. Kiến trúc của ngôi nhà xây từ thời Pháp không bị thay đổi nhiều. Nhà hàng phảng phất nét cổ kính, được trang trí bằng những viên gạch lát tường mộc màu đầy hoài niệm. Vào giờ ăn trưa, nếu không đặt chỗ trước, phục vụ nhà hàng đành phải xin lỗi khách và hẹn lại lần sau. Khoảng 40 bàn ăn, phục vụ gần 100 khách/lượt kín chỗ. Chỗ ngồi được ưa chuộng nhất là chính giữa nhà hàng, nơi có bếp trung tâm gồm hai lò củi lớn và bàn làm pizza ngay tại chỗ, nét đặc trưng của tất cả 6 nhà hàng Pizza 4P’s.

Mất hơn 1 năm, xem nhà hơn 300 lần để chọn được một mặt bằng đắc địa, sát gần với ngôi chợ biểu trưng của TP.HCM. Cẩn thận, tỉ mỉ là tính cách của hai vợ chồng Yosuke và Sanae Masuko, những nhà sáng lập của Pizza 4P’s trong tất cả mọi việc. Nhiều nhân viên ở đây còn nhớ, khi còn trực tiếp đứng quản lý những nhà hàng đầu tiên, Masuko từng bỏ nhiều chiếc bánh chưa đạt độ tròn, kích thước theo quy định hoặc không tính tiền những chiếc bánh chưa đạt chuẩn.

Vợ chồng doanh nhân Yosuke Masuko và Sanae. Ảnh: Sơn Phạm.

Cách đây nhiều năm, Masuko (38 tuổi) và vợ đến Việt Nam, làm việc cho CyberAgent của Nhật, quỹ chuyên đầu tư các dự án công nghệ. Công việc ổn định, lương cao, Công ty thậm chí còn trả tiền thuê nhà và con gái lớn của họ khi đó mới 3 tuổi. Quyết định nghỉ việc để “làm một cái gì đó của riêng mình” không dễ dàng với vợ chồng Masuko.

Ý tưởng mở một nhà hàng pizza đến với Masuko khi anh nhớ lại những bữa tiệc pizza sau vườn nhà ở Tokyo từ năm 2004. Yêu thích món ăn này, anh cùng với bạn bè tự mua gạch, đắp bùn để xây một lò gạch sau sân nhà, nghĩ ra những mùi vị mới, nướng bánh rồi chia sẻ cho nhau. Cảm giác hạnh phúc của những bữa tiệc pizza được Masuko nhớ đến giờ. Nghỉ việc, với 100.000 USD dành dụm, hai vợ chồng mở nhà hàng pizza đầu tiên trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1. Nơi này sau đó vì quá đông khách nên Masuko đã phải mở rộng sang ngôi nhà bên cạnh. “Chúng tôi từng là những đứa con ngoan đến khi phải tranh cãi với bố mẹ để nghỉ việc và mở tiệm pizza”, Sanae nói.

Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng cùng với mức độ phổ biến của các loại hình thức ăn nhanh. Nhận thấy nét tương đồng giữa Việt Nam với Nhật khi ngày càng nhiều chuỗi pizza “công nghiệp” mọc lên nhưng không có những mùi vị đặc biệt, quyết định mở nhà hàng pizza thủ công nướng bằng lò củi của Masuko thoạt đầu có thể là “cảm tính”. Nhưng đến nay, quyết định này hoàn toàn không còn là cuộc dạo chơi khi 6 nhà hàng đang đón tiếp 3.000 khách/ngày (70% là khách Việt) và đem về doanh thu 7,5 triệu USD năm 2016.

3 phút là thời gian quy định từ lúc nhận gọi món đến khi bánh được phục vụ tại cửa hàng Pizza 4P’s. Ảnh: Sơn Phạm.

Không ít người ngạc nhiên với thành công của Pizza 4P’s sau 6 năm thành lập. Nhất là trước mục tiêu doanh thu sau 4 năm nữa là 100 triệu USD và kế hoạch đưa Pizza 4P’s lên sàn chứng khoán. Thành công của 4P’s đến từ đâu?

Giá trị lõi của 4P’s

Cách Đà Lạt 50 km, trại rau organic Thiên Sinh ở huyện Đơn Dương của anh Nguyễn Quốc Thắng đang thu hoạch những bó rau rocket sẵn sàng lên bàn ăn cho thực khách của 4P’s vào ngày hôm sau. Thiên Sinh là một trong hai trại cung cấp sau sạch cho Pizza 4P’s. Theo phương pháp organic, toàn bộ quá trình khử độc đất, trừ sâu bọ ở đây được thực hiện bằng các biện pháp thiên nhiên, không sử dụng chất hóa học. Thiên Sinh cung cấp chủ yếu rau rocket, một số loại xà lách, cà chua dùng để trộn salad, ăn sống tại Pizza 4P’s. Sau 2 tuần gieo hạt, rau có độ đắng, độ ngọt thơm ngon nhất, độ dài lá khoảng 20cm là hai trong số nhiều quy chuẩn Pizza 4P’s đặt ra trong hợp đồng thu mua với Thiên Sinh. Đó là ví dụ của quản lý theo tiêu chuẩn Nhật, yếu tố cốt lõi trong vận hành của Pizza 4P’s. Hằng ngày, Thiên Sinh vẫn đều đặn chở nước từ nhà máy pho mát của Pizza 4P’s tại Đà Lạt (phần nước sau sản xuất chứa dinh dưỡng) để tưới rau rocket, bón bằng nguồn phân sạch từ nuôi bò tại trang trại.

Ngày mới mở tiệm, từ bột mì, nước sốt cà chua, pho mát… Pizza 4P’s đều nhập khẩu. Riêng pho mát Mozzarella, nguyên liệu chính để làm pizza (các loại pho mát chiếm đến 40% giá thành một chiếc pizza), phải vận chuyển bằng đường hàng không 2 lần mỗi tuần. Sợ không đảm bảo độ tươi, Masuko cùng Konuki (người sáng lập và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hằng ngày) quyết định tự học làm pho mát qua YouTube. Nhận thấy có thể tự làm, họ mở hẳn nhà máy sản xuất tại Đà Lạt, nơi họ chọn được nguồn sữa nguyên liệu sau khi thăm nhiều trang trại ở TP.HCM, Củ Chi, Long Thành… vì có độ sạch, độ khô, độ thơm và mùi làm được pho mát ngon.

Mỗi sáng, hơn 2.000 lít sữa sau khi vắt, được chở từ 2 nhà cung ứng ở Đà Lạt và Bảo Lộc đến nhà máy pho mát, ngay lập tức được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp rồi lên lò ủ trong đêm đế có được sữa đầu ra. Sáng hôm sau, sữa này được ủ lên men và hoàn tất trong tối hôm đó. Quá trình làm pho mát tươi trong 48 giờ, sau đó phải được sử dụng ngay chứ không để được lâu. Hai chuyên viên người Nhật đang chịu trách nhiệm vận hành nhà máy. Trước khi vận hành thành công, Masuko từng thất bại khi xây dựng một kho trữ pho mát ngay tại nhà máy, hay nhập khẩu men dịch vị từ Đan Mạch không hề dễ dàng.

Cửa hàng Pizza 4P’s tại Thủ Khoa Huân, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Sơn Phạm.

Toàn bộ quá trình làm pho mát, từ nấu sữa, kéo pho mát tại nhà máy 4P’s được làm hoàn toàn thủ công như cách làm truyền thống Pháp, nên mùi vị tự nhiên và thơm ngon hơn các loại bán sẵn. Ngoài sử dụng tại nhà hàng, pho mát của Pizza 4P’s còn nổi tiếng khi bán qua kênh Horeca (các nhà hàng, khách sạn...), một số chuỗi siêu thị mini và Box 4P’s (kênh bán thực phẩm trực tuyến của Pizza 4P’s).

“Chúng tôi đã chuyển từ pho mát nhập khẩu sang sử dụng pho mát của Pizza 4P’s. Thật khó để làm ra loại pho mát thế này tại Việt Nam!”, ông Sakal, bếp trưởng điều hành của khách sạn Sofitel Plaza Saigon, cho biết.

Pho mát tươi và rau chở từ các nhà cung cấp được tập kết tại nhà máy pho mát, vận chuyển ngay trong đêm đến các bếp của Pizza 4P’s ở TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng để sử dụng vào ngày hôm sau. Chỉ phục vụ những gì tươi ngon nhất, nếu không mua được thì tự làm. Rau hữu cơ, pho mát nhà làm… là những ví dụ của mô hình “từ nông trại đến bàn ăn” - giá trị cốt lõi khác tại 4P’s.

Vậy cốt lõi còn lại gì? “Nhiều người hỏi tên 4P’s là gì? Có phải một cái bánh pizza có 4 miếng? Hay là 4P trong Marketing không? Thật ra đó là Pizza “for peace”, hướng đến sự bình an trong tâm hồn. Như slogan mà chúng tôi suy nghĩ khá nhiều để chọn được, là Delivering Wow, Sharing Happiness. “Wow” ở đây không chỉ về món ăn, mà là trước khi thực khách giơ cao tay để báo rằng tôi cần phục vụ, nhân viên phải đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu khách hàng cần gì trước khi họ nhận ra. Đó là Omotenashi, tinh thần hiếu khách của người Nhật”, Giang Trần, Giám đốc Marketing của Pizza 4P’s, trả lời.

Định vị là một chuỗi nhà hàng (fine-dining) chứ không phải là một cửa hàng thức ăn nhanh (fastfood) hay cửa hàng pizza (Pizzeria). Số lượng nhân viên ở mỗi nhà hàng khá đông. Mỗi người phụ trách từ 4-8 khách. Từ 10 người ban đầu, số lượng nhân viên của Pizza 4P’s hiện trên 700 người. Mỗi nhân viên phục vụ bàn được đào tạo 2-3 tháng và cần 3-6 tháng để đào tạo một nhân viên bếp và nhân viên pizza.

“Khó khăn à, nhiều lắm chứ!”, Masuko trả lời chúng tôi về những rào cản khi khởi nghiệp ở một đất nước xa lạ. Anh cho biết, họ gắn bó với Việt Nam, một phần vì hứng thú với gu ăn uống lạ và tinh tế của người Việt. Những nguyên tắc sử dụng gia vị như: rau thì là đi với hải sản; rau răm đi với hột vịt hoặc lươn… Đó là những điều hấp dẫn người Nhật tại 4P’s. Takaaki Yoshikawa, bạn thân của Masuko, người từng là một nhà làm phim trước khi từ bỏ để trở thành đầu bếp, giờ đang làm bếp trưởng tại Pizza 4P’s cũng không ngoại lệ. Song, rào cản tiếng nói, tuyển dụng và đào tạo nhân viên… cũng không hề ít.

Pizza ở 4P’s là sự kết hợp giữa khẩu vị Nhật và Ý, có đặc trưng đế mỏng, nhân mỏng và nhiều phô mai theo phong cách Napoly. Pizza Parma theo kiểu truyền thống Ý, Pizza 4 loại hoa đặc trưng của Việt Nam và Pizza Sashimi của Nhật là 3 loại bánh được khách gọi nhiều nhất, bên cạnh những loại chỉ có trong thực đơn của 4P’s như pizza mực rong biển, gà teriyaki, heo rang gừng…

Các cửa hàng của Pizza 4P’s đa phần không thực hiện quảng cáo, mà hút khách nhờ truyền miệng và tiếng thơm có được. Đầu năm 2015, nhà hàng Pizza 4P’s tại Hà Nội vừa khai trương, chưa kịp quảng bá, vô tình được một cái tên sáng giá trong giới khởi nghiệp chụp ảnh đăng lên Facebook. Tấm ảnh được hơn 1.000 like và 168 share, đủ cho nhà hàng này đầy chỗ trong 3 tuần tiếp theo.

Có vài chục phần trăm khách hàng mà 4P’s phải từ chối mỗi ngày nếu không đặt chỗ trước. “Đó là trăn trở lớn nhất của Masuko”, Giang Trần cho biết. Mở thêm nhà hàng để tăng công suất phục vụ là chuyện Pizza 4P’s phải nghĩ đến, dù kéo theo đó là sức ép tăng trưởng bộ máy nhưng không thay đổi chất lượng dịch vụ.

Ngoài Pizza, một thương hiệu khác đang hoạt động dưới thương hiệu 4P’s là Box 4P’s, kênh bán hàng thực phẩm trực tuyến hướng đến đối tượng phụ nữ từ 25-45 tuổi, có mức chi tiêu trung bình trở lên. Box 4P’s bán khoảng 400 sản phẩm thực phẩm, trong đó có 70 loại hàng hóa do Pizza 4P’s tự sản xuất. Bắt đầu hoạt động từ tháng 8.2014, lợi nhuận là Pizza 4P’s thu được từ kinh doanh trực tuyến chưa đạt kỳ vọng do phải chịu nhiều chi phí về nguồn hàng, bảo quản, giao nhận (tự xây dựng đội ngũ giao nhận chứ không thuê ngoài). Để cải thiện, mô hình Box 4P’s đã giới hạn khu vực giao nhận trong một số quận nội thành TP.HCM để đảm bảo chất lượng thực phẩm khi đến tay người dùng, đồng thời sẽ được chuyển đổi thành Pizza 4P’s Online Store, chuyển từ B2B với các khách hàng khối Horeca sang người tiêu dùng cá nhân.

Ông Đinh Anh Huân, ông chủ của Cầu Đất Farm và Quỹ Đầu tư Seedcom, cũng đã rót một phần vốn vào hoạt động của Pizza 4P’s, chỉ góp vốn chứ không tham gia điều hành. Trả lời email của NCĐT, ông Huân lý giải Pizza 4P’s đem đến những trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng ăn uống tại đây.

Không theo trào lưu

Là cựu thuộc địa của Pháp, những món ăn làm từ bột mì như bánh mì đã trở nên quen thuộc với khẩu vị của người Việt Nam. Pizza không phải là một món ăn lạ miệng so với gu ẩm thực nơi đây. Mỗi chuỗi pizza có chiến lược tập trung cho từng phân khúc khác nhau. Các chuỗi pizza quen thuộc tại Việt Nam hiện được phát triển bởi những tập đoàn lớn. Pizza Hut (50 cửa hàng, do IFB Holdings liên kết với Jardine Restaurant Group (Hồng Kông); Alfresco và Perperonis (hơn 29 cửa hàng); Domino’s Pizza (33 cửa hàng, được Tập đoàn IPP đưa về Việt Nam)… đều đang chạy đua về số lượng cửa hàng để giành miếng bánh lớn hơn trên thị trường pizza Việt Nam trị giá 118 triệu USD (theo hãng nghiên cứu Euromonitor).

Một xu hướng mà các chuỗi pizza đang đổ không ít nguồn lực để phát triển là giao hàng tận nhà và ứng dụng công nghệ để đặt và mua bánh, mà theo ông Patrich Doyle, CEO và Chủ tịch Domino’s Pizza, tỉ lệ đặt hàng trực tuyến tại Việt Nam cao hơn 30% so với các hình thức khác. Pizza 4P’s vẫn kiên quyết chưa đưa ra dịch vụ này mà chỉ phục vụ khách hàng tại chỗ. Một cách so sánh, cách làm của 4P’s tương tự các cửa hàng cà phê specialty, chỉ phục vụ theo phong cách nhất định chứ không theo trào lưu phình to về bề ngang, phục vụ càng nhiều khách càng tốt như những chuỗi cà phê khác.

Hai nhà sáng lập, Masuko theo học về điều hành kinh doanh và truyền thông ở Nhật, trong khi người vợ Sanae từng học về xã hội học, làm phim và maketing ở Anh và Úc. Với Masuko và Sanae, thời gian trong ngày đều dành cho công việc, con cái, không có khái niệm tách bạch công việc và cuộc sống riêng. Sau giờ thiền buổi sáng, ngày làm việc của Masuko dài hơn 8 tiếng là chuyện thường, anh cũng không cảm thấy đó là áp lực vì quan niệm công việc chính là cuộc sống.

“Lộ trình cụ thể để Pizza 4P’s lên được sàn chứng khoán trong vòng 5 năm tới đang được chúng tôi chuẩn bị, gọi vốn thế nào, có nhượng quyền không… Chúng tôi vẫn mở cửa cho các cơ hội đầu tư và nhượng quyền, đặc biệt là nhượng quyền ở các thị trường nước ngoài. Nhưng chưa thể nói trước điều gì trước khi chúng thành hiện thực”, Masuko thận trọng cho biết.

Trước mắt, từ đây đến cuối năm, 3 nhà hàng Pizza 4P’s mới sẽ được mở, cũng tại những vị trí đẹp như tầng thượng Trung tâm thương mại Takashimaya hay đường Phan Kế Bính - Hà Nội, Bangkok và những nước Đông Nam Á khác cũng đang nằm trong kế hoạch mở rộng. Ngoài ăn uống, những giấc mơ “điên rồ” khác từng được vợ chồng Masuko chia sẻ với ký giả nước ngoài như mua một hòn đảo riêng, mở resort sinh thái ở châu Á năm 2025 hoặc ở đâu đó, nơi khách đến có thể học được cách làm pizza và nông nghiệp bền vững.

Bất kỳ dự định nào của tương lai họ đều có bóng dáng của chiếc bánh pizza. Hành trình chiếc bánh pizza từ lò gạch sau vườn năm xưa chưa dừng lại và vẫn còn rất nhiều thú vị đang chờ phía trước.

Lan Anh
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư


http://ift.tt/2uOWnl4

Tham khảo bài gốc ở :
Xem người Nhật làm Pizza Ý triệu đô tại Việt Nam!

Cuộc lội ngược dòng của cựu du học sinh Nga

Tốt nghiệp cao học ngành Công nghệ phần mềm & Điều khiển hệ thống (Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moscow Bauman, Nga) vào năm 2007, James Dương Nguyễn được một trong những thương hiệu có tiếng về tư vấn và triển khai giải pháp quản lý cho ngành bán lẻ, nhà hàng và khách sạn cử về nước phát triển thị trường mới.

Hành trình khởi nghiệp của Dương không giống những startup khác bởi xuất phát điểm là đại diện thương hiệu tại Việt Nam nên anh không mất thời gian lên ý tưởng, phát triển sản phẩm… mà chỉ dồn sức xây dựng và thực hiện chiến lược đưa sản phẩm sẵn có tiếp cận một thị trường non trẻ, nhưng không kém phần khó tính.

“Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế tôi cũng trải qua quãng thời gian lao động cật lực cả ngày lẫn đêm, hy sinh rất nhiều thứ để chạm vào vị trí này”, Dương chia sẻ.

cuoc-loi-nguoc-dong-cua-cuu-du-hoc-sinh-nga

James Dương Nguyễn hiện là CEO công ty tư vấn và triển khai giải pháp phần mềm Dcorp R-Keeper Vietnam.

Những ngày đầu tại thủ đô Moscow, vì nguồn học bổng hạn hẹp (khoảng 200 USD một tháng) và thường xuyên trễ hẹn thanh toán, trong khi chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên Dương chủ động tìm lớp dạy thêm. Gần một năm sau, anh tập hợp sinh viên đồng hương để tổ chức trung tâm gia sư tin học phục vụ cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.

Tiếp đó, Dương bàn giao việc điều phối trung tâm để chuyển sang phụ trách quản trị hệ thống phần mềm bán hàng và xử lý số liệu cho một chuỗi nhà hàng Nhật Bản.

Đặc thù công việc mới buộc Dương thức dậy rất sớm để đến văn phòng kiểm tra số liệu trước khi các bộ phận khác bắt đầu giờ làm việc. “Những ngày mùa đông thường âm 40 độ, khoảng 10h mặt trời mới lên nhưng tôi vẫn phải cuốc bộ ra tàu điện ngầm lúc 6h sáng. Dù ý thức rằng công việc nào cũng có khó khăn riêng, nhưng để duy trì liên tục suốt mấy năm và chấp nhận cả những nguy hiểm rình rập khác như cướp giật, các nhóm phân biệt chủng tộc... thì đây là một sự cố gắng rất lớn”, Dương nói.

Chính nhờ những công việc tưởng chừng tạm bợ trong thời gian du học lại mang đến cho Dương nguồn thu nhập ổn định, khiến khó khăn tài chính dần được cởi bỏ. Trung bình mỗi tháng anh kiếm khoảng 3.000 USD, số tiền có thể đáp ứng điều kiện sống “vương giả” so với bạn bè và không cần quan tâm đến học bổng.

Sau một thời gian trở thành người đại diện chuỗi nhà hàng làm việc với đối tác cung cấp phần mềm, Dương tạo dựng mối quan hệ thân thiết và được mời về làm cộng sự phát triển những dự án lớn tại Cộng hoà Czech, Đức… Đây chính là đơn vị chủ quản của công ty anh đang giữ chức Tổng giám đốc tại Việt Nam hiện nay.

Trở về nước sau 7 năm xa quê, Dương đánh giá thách thức lớn nhất là phổ biến cho thị trường hiểu việc ứng dụng hệ thống phần mềm trong quản trị doanh nghiệp là cần thiết. Anh cùng một đồng nghiệp bắt tay vào công tác đào tạo thị trường từ việc đơn giản nhất là phát tờ rơi và đề nghị nhà hàng, khách sạn tại TP HCM dùng thử nhưng liên tiếp bị từ chối trong giai đoạn nửa năm đầu.

“Khi đó, phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn không phải điều gì mới mẻ nhưng nó chỉ dừng lại với tính năng đơn giản là in hoá đơn, chứ chưa phải một hệ thống tự động hoá nghiệp vụ. Chúng tôi phải giải thích để mọi người hiểu mình không bán một chiếc máy tính tiền, mà là một giải pháp quản trị toàn diện. Phía sau chiếc máy đó là hệ thống báo cáo, phân tích cho ra các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, tồn kho…Thế nhưng, không một doanh nghiệp nào dám bỏ ra tối thiểu 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống này cho mỗi điểm bán hàng”, Dương nhắc lại.  

Cùng thời điểm đó, một số công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này cũng phát triển chi nhánh tại Việt Nam, nhưng chỉ sau thời gian ngắn đều rút lui do kinh doanh bết bát và không đủ kiên nhẫn bám trụ thị trường.

Từ khi có những khách hàng đầu tiên, công việc của Dương càng trở nên nặng nề hơn. Anh cáng đáng mọi đầu việc lớn nhỏ, từ điều hành đội ngũ nhân sự, hỗ trợ khách hàng đến hoạch định chiến lược mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực.

Dương kể, có những đêm đang ngủ nhưng khách hàng gọi đến thắc mắc lý do hệ thống không chốt được số liệu kinh doanh cuối ngày là anh phải bật dậy, chạy xe tới tận nơi để hỗ trợ; hoặc một vài trường hợp hợp tác nhưng không đồng ý kế thừa hệ thống đã chuẩn hoá mà muốn thay đổi theo quan điểm cá nhân, dù điều này không hoàn toàn có lợi cho họ nếu nhìn dưới góc độ chuyên môn.

Sau hơn 10 năm “đánh vật” với thị trường, công ty của Dương trở thành đơn vị có tiếng về tư vấn và triển khai giải pháp phần mềm quản lý ngành bán lẻ, nhà hàng và khách sạn cho hơn 1.000 đối tác trải dọc khắp cả nước, trong đó có các tên tuổi như: Golden Gate, Red Sun... Ngoài ra, công ty còn là đối tác chuyển giao công nghệ của các giải pháp công nghệ thông tin quốc tế không có văn phòng tại Việt Nam.

Phương Đông

Nguồn: vnExpress

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây :
Cuộc lội ngược dòng của cựu du học sinh Nga

Brands Vietnam – Tiếp thị lan truyền

Review: Close Up "Tìm em nơi đâu" - Mổ xẻ một case-study về Viral Marketing

Search Google với từ khóa “Tìm em nơi đâu” hoặc “tim em noi dau closeup”, bạn sẽ nhận được vô số kết quả với đủ những lời khen chê khác nhau. Thành công hay thất bại thế nào chắc chỉ có brand mới trả lời chính xác được. Nhưng xét trên khía cạnh viral, đó là campaign đầu tiên thành công ở VN. Xét trên khía cạnh online campaign, đó cũng là một show case giá trị.


http://ift.tt/2uP97IE

Xem nguyên bài viết tại :
Brands Vietnam – Tiếp thị lan truyền

Mì 2 con tôm Miliket đã thay đổi thế nào trong 30 năm qua?

Dù đã tiến hành nhiều thay đổi, đầu tư để bám đuổi các ông lớn trong ngành, hình ảnh 2 con tôm trên bao bì của "vua mì tôm" sau hàng chục năm vẫn không thay đổi.

Cho đến nay, bất chấp các hãng quảng cáo rầm rộ với các loại mì làm bằng khoai tây, mì trứng, mì gà, mì có thịt thật… không ít người tiêu dùng Việt vẫn giữ thói quen gọi mì ăn liền là mì tôm.

Thời hoàng kim thống trị với 90% thị phần

Mì ăn liền Colusa – Miliket là một trong những làm thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, mì tôm Colusa (tiền thân của Colusa – Miliket) do Công ty thực phẩm Sài Gòn sản xuất đã thống lĩnh gần như toàn bộ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam, cũng được xem là thương hiệu “độc quyền” trên thị trường trong hàng chục năm của thập niên 70, 80.

làm thương hiệu này nhắm vào phân khúc giá rẻ, bình dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhưng cũng từng có giai đoạn mì tôm Miliket trở thành món đồ ăn xa xỉ với nhiều người, khi chúng chỉ được bán tại các cửa hàng tạp hóa quốc doanh.

Theo chia sẻ của nhiều người tiêu dùng lớn tuổi, những năm 80 của thế kỷ trước, mì tôm Miliket chỉ có 2 sản phẩm chính là mì gói giấy với hình ảnh 2 con tôm trên bao bì và mì ký (bán theo kg) với hình ảnh 4 con tôm trên mỗi túi 1 kg.

Không có thống kê nào về kết quả kinh doanh của vua mì tôm Miliket những năm trước 2000 được công bố, tuy nhiên với vị thế “độc quyền”, thành công mà Miliket gặt hái được thời điểm đó không ai có thể phủ nhận.

Tồn tại cùng 2 con tôm

Sau năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.

Các hãng mì mới xuất hiện với nguồn lực mạnh mẽ hơn rất nhiều và đầu tư, quảng bá hình ảnh những gói mì ăn liền ấn tượng với hình ảnh minh họa trên bao bì bắt mắt cùng với kênh phân phối rộng lớn. Ra đời sau nhưng nhờ tiềm lực lớn, Vina Acecook, Masan, Asia Foods… nhanh chóng chiếm thị phần của Miliket.

Từ người dẫn đầu, đến này thị phần của Miliket chỉ ở mức dưới 4% sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam.

Điều đặc biệt, trong khi các đối thủ đẩy mạnh phát triển hình ảnh minh họa trên bao bì, Miliket vẫn trung thành với 2 con tôm. Hiện nay, sản lượng tiêu thụ mì gói giấy với 2 con tôm quen thuộc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tiêu thụ sản lượng hàng năm của Miliket, dù doanh nghiệp đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác để bắt kịp những thay đổi của thị trường, cả sản xuất thêm phở, cháo, hủ tiếu, miến ăn liền…

Năm 2016, Miliket cũng đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng để phát triển các hạng mục mới, trong đó có dây chuyền sản xuất hủ tiếu và sản xuất các mặt hàng sản phẩm từ gạo. Mục tiêu doanh nghiệp đưa ra là tăng sản lượng các sản phẩm từ gạo lên 1.600 tấn/tháng.

Nguồn lực nhỏ hơn rất nhiều các làm thương hiệu mì khác nhưng vua mì tôm cũng không chậm chân, khi đơn vị này đã cho ra đời nhiều sản phẩm mì ly, mì tô với giá thành cao gấp đôi giá mì gói hiện tại, vốn đang là xu thế tiêu dùng hiện nay.

Và đặc biệt, Miliket cũng là một trong số ít đơn vị vẫn sản xuất sản phẩm mì ký, sản phẩm mà hầu hết làm thương hiệu lớn hiện nay không sản xuất.

Không chỉ cố gắng bắt kịp thị trường, để cạnh tranh, vua mì tôm cũng thay đổi cả chiến thuật phân phối hàng. Công ty thực hiện giao chỉ tiêu, sản lượng cho từng khu vực, tỉnh, thành theo tình hình tiêu thụ thực tế. Công ty cũng phải làm việc với nhà phân phối, thống nhất cam kết sản lượng, doanh số hoặc mở thêm nhà phân phối tại các tỉnh, thành để đảm bảo sản lượng. Hiện tại, Công ty Mesa là đơn vị phân phối lớn nhất của Miliket.

Bên cạnh việc cố gắng lấy lại thị phần trong nước, Miliket cũng đang mở rộng ra các thị trường nước ngoài. Trong năm 2016, mì tôm Miliket đã khai thác thêm nhiều thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Myanmar, Singpore tuy nhiên sản lượng chưa cao.

Theo một báo cáo công bố năm 2016 của hãng nghiên cứu thị trường Asia Plus, những người trong độ tuổi 30 có xu hướng sử dụng mì ly nhiều hơn 63% so với những người ở lứa tuổi 20 (48%), và nam giới có xu hướng sử dụng mì ly nhiều hơn 52% so với nữ giới 45%.

Nhiều hãng sản xuất mì ăn liền lớn như Vina Acecook, Masan, Vifon, Asia Foods, Nissin Food... đã tăng mạnh đầu tư cho mì ly, tập trung mạnh vào hai phân khúc trung và cao cấp và trung bình. Miliket cũng không nằm ngoài xu hướng này khi liên tục cho ra mắt các sản phẩm mì ly, mì tô, bún, phở...

Quang Thắng
* Nguồn: Chiến lược Marketing


http://ift.tt/2uPhio8

Coi nguyên bài viết ở :
Mì 2 con tôm Miliket đã thay đổi thế nào trong 30 năm qua?

Sau 1 năm, Pokemon Go đã kiếm được bao nhiêu tiền?

Một số công ty chuyên về xếp hạng ứng dụng cho rằng: “Pokemon Go đã qua giai đoạn phát triển nhất của mình và lượng người chơi ngày càng ít đi. Nhưng trên thực tế, trò chơi này vẫn còn rất nhiều khách hàng trung thành.

Một năm trước khi trò chơi Pokemon Go ra mắt trên toàn thế giới, mọi người có thể dễ dàng gặp những nhóm người chơi tụ tập ở các góc phố, vườn hoa để bắt Pokemon. Nhưng cảnh này giờ đã không còn xuất hiện. Thậm chí trò chơi này đã bị gỡ khỏi điện thoại của nhiều người. Vậy có phải đã không còn ai chơi Pokemon Go?

Trên thực tế, điều này là không đúng. Theo một số báo cáo từ App Annie và Apptopia, mặc dù lượng người chơi đã giảm đi rất nhiều nhưng hiện nay trò chơi này vẫn có doanh thu khoảng 1 triệu USD với 10 triệu người chơi hàng ngày.

Việc đánh giá ứng dụng giữa các công ty lại có sự khác nhau. Cụ thể cùng với trò chơi Pokemon Go, Apptopia đánh giá lúc phát triển nóng nhất trò chơi này có hơn 100 triệu người chơi thì số liệu của App Annie lại cho rằng có tới 380 triệu người. Tuy nhiên điểm chung của cả 2 báo cáo là lượng người chơi của trò chơi này lớn nhất vào tháng 8/2016, đây là thời điểm trò chơi được phát hành thêm ở một số thị trường, trong đó có Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Nhưng rõ ràng trong số 100 triệu người được công bố ở trên, không phải ai cũng lang thang ngoài đường cả ngày để đi bắt Pokemon. Tháng 4 vừa qua, công ty tạo ra Pokemon Go là Niantic đã công bố lượng người chơi Pokemon Go mỗi tháng là 65 triệu người. Đến tháng 6/2017, Apptopia lại ước tính rằng chỉ còn khoảng 60 triệu người chơi Pokemon Go và 20% số này chơi hằng ngày.

Về mặt số lượng người dùng, khi thực hiện so sánh Pokemon Go với những dịch vụ hay trò chơi trực tuyến khác có thể thấy đây chính là điều đã biến trò chơi thực tế tăng cường này trở thành một ứng dụng khổng lồ.

Uber là mỗi tháng chỉ có 40 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Tổng của tất cả các trò chơi mà hãng phát hành game nổi tiếng Blizzard có gồm Warcraft, Overwatch, Hearhstone, Diablo, StarCraft... cũng chỉ được 41 triệu. Riêng trong bảng xếp hạng di động, Pokemon Go vượt xa Candy Crush và hàng loạt các trò chơi khác ở nhiều nước.

Giám đốc điều hành của Niantic John Hanke cho rằng: “Mục tiêu thống lĩnh thị trường của trò chơi đã hoàn thành và qua giai đoạn thành công nhất”.

Pokemon Go lúc này vẫn nằm trong top 20 trên cả hệ điều hành iOS và Android. Điều này có nghĩa lợi nhuận cho công ty chủ quản vẫn được tạo ra. Cả 2 công ty đánh giá ứng dụng đều cho rằng Niantic đã thu về khoảng 1,2 tỷ USD trên toàn thế giới. Tuy nhiên số tiền này chủ yếu đến khi lượng người chơi trên toàn thế giới ở mức cao nhất.

Pokemon Go khi ra mắt đã trở thành hiện tượng nhờ cách chơi mới lạ.

Như vậy lúc này, vẫn có những khách hàng đang trả tiền cho vật phẩm trong trò chơi. Có thể vì họ thật sự yêu thích nhân vật là các Pokemon hay đơn giản hơn họ là những game thủ thật sự.

Tại Việt Nam, Pokemon Go đã trở thành cơn sốt thật sự vào tháng 8 năm ngoái khi trò chơi chính thức cho phép người dùng ở Việt Nam và một số nước khác tham gia. Thế nhưng khi lượng người chơi trở nên quá lớn, đã có những hệ lụy xảy ra. Những người lái xe máy đột ngột dừng xe gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hay cướp giật điện thoại là những gì đã xảy ra. Trên thế giới thạm chí đã xảy ra cả tai nạn chết người khi chơi trò chơi này.

Theo Nowloading, lượng người chơi Pokemon Go lúc này giảm một phần lý do các bản cập nhật gần đây của trò chơi không đáp ứng được kỳ vọng. Những người chơi còn lại hiện nay chủ yếu là học sinh tiểu học và những người muốn tận dụng lợi ích sức khỏe mà trò chơi mang đến. Trong khi những người chơi đã gỡ trò chơi này khỏi điện thoại được dự đoán rằng sẽ không quay lại chơi tiếp.

Hương Thanh
* Nguồn: BizLive


http://ift.tt/2ugtDVw

Tham khảo bài gốc ở :
Sau 1 năm, Pokemon Go đã kiếm được bao nhiêu tiền?

Apple đang giúp Samsung làm giàu

Samsung Electronics hôm 7/7 đưa ra dự báo lợi nhuận quý II/2017 tăng kỷ lục. Theo các nhà phân tích, công sức phần lớn thuộc về… Apple.

Samsung dự báo lợi nhuận tăng 72% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 12,1 tỷ USD và doanh thu tăng 18%, đạt khoảng 52 tỷ USD. Đây đều là các kết quả rất mạnh và dường như chúng đến từ đối thủ hàng đầu của chính Samsung, Apple.

Samsung nổi tiếng với các smartphone Android cao cấp như Galaxy S8 hay dòng Note. Tuy nhiên, bộ phận kiếm lãi tốt nhất lại bán linh kiện, như màn hình, chip nhớ, cho các công ty như Apple. Thực tế, Samsung còn được cho là nhà cung ứng màn hình OLED duy nhất trên iPhone 8.

Các chuyên gia của Phố Wall tin rằng iPhone 8 sẽ là “quái vật doanh số” nhờ thiết kế mới và lượng người dùng trung thành đang ngày ngày chờ đợi sản phẩm ra mắt. Nếu Apple lên kế hoạch giới thiệu iPhone mới vào tháng 9 như thường lệ, hãng đã phải bắt đầu nhận linh kiện từ nhà cung ứng, trong đó có Samsung.

Lợi nhuận của Samsung quý vừa qua thậm chí có khả năng vượt mặt Apple lần đầu tiên trong lịch sử. Các nhà phân tích ước tính lợi nhuận của Apple vào khoảng 10,5 tỷ USD, theo dữ liệu của Bloomberg. Vì vậy, ngay cả khi người thừa kế tập đoàn Lee Jae Yong đang bị xét xử vì các cáo buộc liên quan đến bê bối tham nhũng của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, công ty vẫn đang mang lại những kết quả đáng kinh ngạc.

Samsung sẽ thông báo kết quả chính thức vào cuối tháng này, trong khi báo cáo kinh doanh của Apple được lên lịch vào ngày 1/8.

Du Lam / BI
* Nguồn: ICT News


http://ift.tt/2tc3D8v

Coi nguyên bài viết ở :
Apple đang giúp Samsung làm giàu